Đây chính là tựa đề cho một CD của Nữ Nhạc Sỹ Đào Nguyên. Chỉ với cái tựa thôi cũng đã đủ mang đến cho tôi một thiện cảm lúc ban đầu. “Những Bậc Thềm Rêu” hình như đưa ta về một quá khứ bị đánh mất, và nay không còn ghi lại một chút vết tích nào. Bước chân về nơi cũ, những bậc thềm đã phủ lớp rêu xanh của thời gian!
Tôi đã “gặp” bài thơ Em Không Còn Qua Nữa Bậc Thềm Rêu của Phạm Ngọc từ năm ngoái. Bài thơ ngậm ngùi, gợi nhớ cả một thời xưa kỷ niệm. Ai lớn lên ở VN mà không từng gần gũi với những bậc thềm rêu trong những con ngõ, những góc chùa, hoặc những ngôi trường cổ kính như trường Trưng Vương của tôi. Đọc bài thơ tôi tưởng như tác giả là một người trong đám chúng tôi ngày đó, chỉ sau một lần tan học, hôm sau trở lại ngơ ngác trong sân trường vì người thương đã không còn đến lớp…
Chiều chủ nhật đẹp trời 12 tháng 6, gần 350 khán giả yêu nhạc đã đến tham dự đêm nhạc Đường Về Đào Nguyên giới thiệu CD “Trả Lại Cho Anh” của Đào Nguyên tại nhà hàng Thành Được ở Milpitas. Parking của khu thương xá đã không còn một chỗ trống. Có nhiều vị khách đã phải ra về vì không còn chỗ trong nhà hàng. Ban tổ chức đã phải từ chối rất nhiều khách gọi hỏi vé vào những ngày chót.
Ðây là một CD được thực hiên khá công phu và được Ðào Nguyên đầu tư rất cẩn trọng. CD " Trả Lại Cho Anh", gồm mười bài hát, phổ thơ của: Từ Minh Phương, Nhất Uyên và L.Kh.V.
Những quan niệm xa xưa về giai trò của người phụ nữ trong xã hội giờ đã thay đổi nhiều. Người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt những phụ nữ Việt Nam hiện đang sống tại hải ngoại, không ít thì nhiều đã chịu ảnh hưởng của nền văn minh Tây Phương, nền văn minh mà vai trò của người phụ nữ thường được đề cao trong xã hội.
... Điều tôi ghi nhận là Đào Nguyên không chỉ chọn thơ tình yêu đôi lứa như nhiều nhạc sĩ khác. Có bài phảng phất một nhân sinh quan (Gió Sương)… Có bài bàng bạc sự trở về với chính mình, rồi hòa nhập mình vào bao la (Giòng Sông Xưa)… Có bài đưa ra một hình ảnh thật giản dị, nhưng làm ta bàng hoàng với cái giản dị đó (Chiều Không Em)…